Giáo dục cơ bản Giáo_dục_Việt_Nam

Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).

Tiểu học (TH)

Bài chi tiết: Tiểu học

Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 10 tuổi. Cấp I là một cấp học phổ cập, gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công (lớp 1,2,3), Kỹ thuật (lớp 4,5), Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, 5, một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh được xét tốt nghiệp bằng các thành tích được tích luỹ trong 5 năm.

Trung học (TrH)

Nữ sinh Thành phố Hồ Chí Minh trong đồng phục áo dài trắng.

Trung học cơ sở (THCS)

Cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ năm 11 đến năm 14 tuổi. Đây cũng là một cấp học phổ cập, một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông).

Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Vật lý, Hoá học (lớp 8 và 9), Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật), Thể dục, Âm nhạcMỹ thuật (nửa học kỳ của lớp 9), Tin học (tự chọn).

Ngoài ra học sinh có thêm một số tiết bắt buộc như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9)...

Trước khi lên cấp THPT, học sinh phải thi qua một kỳ thi xét tốt nghiệp.

Cấp trung học phổ thông (THPT)

Cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu từ năm 15 tuổi đến hết năm 17 tuổi. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở và xét tuyển theo học bạ của 4 năm học cấp II. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo của các địa phương chủ trì. Ở cấp học này, học sinh cũng phải học các môn tương tự như ở cấp THCS, nhưng có thêm môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh và bỏ bớt hai môn năng khiếu là Âm nhạcMỹ thuật. Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông vẫn được tham gia một số hoạt động khác như hướng nghiệp, dạy nghề...

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường THPT hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo_dục_Việt_Nam http://www.ninh-hoa.com/bk-ThuyNguyen_GiaoDucvaThi... http://www.thegioitoi.com/main.php?asin=detail&id=... http://www.danchimviet.info/archives/32514 http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2009/10/3b... http://web.archive.org/web/20050404180245/http://v... http://web.archive.org/web/20070125222206/http://v... http://web.archive.org/web/20070706222856/http://v... http://web.archive.org/web/20070706222856/http://v... http://web.archive.org/web/20100416050223/http://w... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=119...